Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Làm sao để các con không tị nạnh với nhau

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm đồ chơi cho béđồ chơi thông minh, đồ chơi gỗ, xe đồ chơi trẻ em chất lượng cao
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Bé cãi nhau
Hãy quan sát, nhận biết và đánh giá cao tài năng của từng đứa trẻ. Đừng gửi cả hai con vào lớp học khiêu vũ chỉ vì để thuận tiện đưa đón.
Tỵ nạnh giữa anh chị em ruột là không tốt và phần nhiều là do biểu hiện sai lầm của cha mẹ. Dưới đây là những cách cha mẹ có thể làm để các con không tỵ nạnh với nhau.
1. Dành đủ thời gian cho các con
Bạn có nhiều thời gian ở nhà không? Nếu không trẻ nhỏ sẽ cảm thấy thiếu vắng sự quan tâm của bạn và đòi hỏi được quan tâm, chú ý nhiều hơn bất cứ khi nào bạn xuất hiện ở nhà. Bạn vô tình quan tâm, chú ý nhiều hơn với một đứa con, đứa kia sẽ cảm thấy tỵ nạnh và tủi thân. Tuy nhiên nếu bạn dành đủ thời gian với các con thì việc quan tâm một đứa trẻ nhiều hơn lại không gây ra nhiều vấn đề. Các con đều hạnh phúc khi được bạn quan tâm, chăm sóc. Bạn là người mẹ bận rộn với công việc, hãy cố gắng dành đủ thời gian cho các con. Hãy lập ra một lịch trình nhất định, ví dụ bạn hứa rằng sẽ luôn đến ru con ngủ vào mỗi đêm. Bằng cách này, bạn có thể dành thời gian ở bên các con, đọc truyện cho con, nói chuyện với con và âu yếm chúng.
2. Đừng so sánh con mình với nhau
Không nên so sánh các con bạn với nhau và bạn cũng nên tránh so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Đừng so sánh theo kiểu “sao chị được điểm 10 trong khi con chỉ được có 7”. Hoặc là “Hãy nhìn vào A đi, chị ấy sẽ không cãi lại mẹ như con. Hãy nhìn chị con mà học tập”. Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy tủi thân và ghen tỵ.
3. Đừng đồng hóa con trẻ với nhau
Tất cả những đứa con bạn đều có những phẩm chất và sở trường riêng. Nếu con không học giỏi, thì nó có thể có năng khiếu ca hát, nhảy hoặc chơi thể thao. Bạn hãy quan sát, nhận biết và đánh giá cao tài năng của từng đứa trẻ. Đừng gửi cả hai con vào lớp học khiêu vũ chỉ vì để thuận tiện đưa đón. Nếu một đứa trẻ bộc lộ tài năng khiêu vũ, đứa kia có thể thể hiện sự thích thú với quần vợt. Hãy để con trẻ tự chọn hoạt động mà con muốn tham gia và để đảm bảo không có cãi vã, tỵ nạnh.
4. Nghe cả hai mặt của câu chuyện
Nếu con bạn đang cãi nhau, không đưa ra kết luận dựa trên những gì chúng đang hét lên. Đầu tiên, nghe một đứa nói và sau đó, lắng nghe đứa kia. Điều này cho thấy bạn lắng nghe và trân trọng tất cả ý kiến của các con. Hãy khách quan và công bằng.
Cha mẹ thường có xu hướng cưng chiều đứa trẻ nhỏ tuổi hơn và mong chờ đứa lớn hơn sẽ nhường nhịn. Ví dụ : “Nhường em đi con, con lớn rồi mà”. Đứa con nhỏ của bạn có thể nhỏ hơn nhưng đứa con lớn cũng chỉ là một đứa trẻ. Khi bênh vực, cưng chiều một đứa trẻ, không những bạn đang làm tổn hại đến lòng tự trọng của đứa con lớn, mà còn làm hư đứa con nhỏ, và khiến đứa nhỏ càng nũng nịu và đòi hỏi nhiều hơn với bạn, chỉ vì nó nhỏ hơn.
Chuyện một đứa trẻ muốn cạnh tranh với những đứa trẻ khác là khá bình thường. Nếu đó là cảm giác lành mạnh, đứa trẻ sẽ có động lực để tiến lên. Nhưng nếu đó là cảm xúc cực đoan, ghen tỵ có thể là một cảm xúc không lành mạnh và còn gây ra những vấn đề tâm lý khác nhau khi trẻ lớn lên. Hãy ngăn chặn cảm xúc đó từ khi trẻ còn nhỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét